Mỹ bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc cho rằng Washington thổi phồng căng thẳng trên Biển Đông và tái khẳng định việc nước này hạ đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam là hành động khiêu khích.
Hàng chục nghìn công nhân tại nhiều khu công nghiệp phía Nam xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Nhiều kẻ kích động đã lợi dụng, xúi giục công nhân đốt nhà xưởng, hành hung bảo vệ và chuyên gia của nhiều doanh nghiệp.
Tiến sĩ Gerhard Will, chuyên gia Đông Nam Á, Viện Khoa học và Chính trị Đức, nhận định động cơ hạ đặt trái phép giàn khoan của Trung Quốc không phải vì tài nguyên mà là yêu sách chủ quyền nhằm hiện thực hóa tham vọng đường chín đoạn.
Bộ Atlas Thế giới nổi tiếng của nhà địa lý Philippe Vandermaelen xuất bản năm 1827 thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và công bố chiều nay.
Trung Quốc đã tăng 86 tàu trong đó có 2 tàu quân sự gồm một tàu hộ vệ tên lửa, một tàu tuần tiễu săn ngầm bảo vệ giàn khoan 981. Lực lượng của Việt Nam tiếp tục áp sát giàn khoan.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một lần nữa lên án việc Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan dầu trên thềm lục địa Việt Nam là khiêu khích, trong cuộc điện đàm với ngoại trưởng Trung Quốc.
Trong khi giới chức Trung Quốc biện bạch rằng giàn khoan của họ chỉ là hoạt động bình thường, thì trên mạng xã hội và báo chí, một số người nước này tỏ ý hoài nghi yêu sách 9 đoạn ở Biển Đông mà Bắc Kinh nêu ra.
Trên 80 tàu Trung Quốc bố trí thành nhiều lớp sẵn sàng đâm và hăm dọa, dùng vòi rồng tấn công bất cứ tàu nào của Việt Nam tiến vào khu vực đặt giàn khoan trái phép.
Chuyên gia Gregory Poling, Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS ở Mỹ, cho rằng Việt Nam đã phản ứng chuẩn xác để tránh rơi vào bẫy quân sự hóa của Trung Quốc và dẫn đến xung đột ngoài ý muốn ở Biển Đông.