Đông đảo người Việt đang sinh sống ở Nhật, Đức và nhiều nước khác cùng hướng về quê nhà, bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên thềm lục địa của Việt Nam.
Từ căn cứ trung tâm, máy bay tiêm kích của Trung Quốc đã hạ độ cao, tiếp cận rất gần các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ thực thi luật pháp.
Lãnh đạo các nước ASEAN hôm nay thống nhất ra tuyên bố chung Naypytaw, trong đó kêu gọi các bên sử dụng biện pháp hòa bình và không làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Liên đoàn Luật sư Việt Nam kêu gọi các luật sư quốc tế, giới học giả và nghiên cứu về Biển Đông lên án hành vi của Trung Quốc; đồng thời ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp và công lý quốc tế.
Trong lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảnh báo rằng Trung Quốc đang gia tăng các hành động cực kỳ nguy hiểm.
Nhiều tờ báo thế giới sáng nay đã nhanh chóng đưa thông tin về việc người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khăng khăng cho rằng tranh chấp Biển Đông chỉ được giải quyết song phương, sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra tuyên bố chung đặc biệt về an ninh Biển Đông hôm qua.
Sáng 11/5, hàng nghìn người dân Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đã tập trung và diễu hành qua nhiều con phố phản đối hành động của Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
"Ủng hộ Chính phủ, phản đối Trung Quốc" - dòng người hô to trước cổng Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, trên đường phố Đà Nẵng và TP HCM sáng 11/5 để yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động bất hợp pháp tại vùng biển Việt Nam.
Lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á hôm nay tham dự hội nghị cấp cao nhất của hiệp hội, trong đó Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ đưa ra thông điệp mạnh mẽ về các diễn biến nguy hiểm gần đây trên Biển Đông.