Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn cho người và tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài, sau khi một số cuộc biểu tình phản đối giàn khoan của Trung Quốc trở nên bạo lực.
"Chúng tôi không dung túng cho các thành phần kích động gây ra bạo động ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chính quyền TP HCM luôn làm rõ, không để lẫn lộn giữa vấn đề chính trị và kinh tế", ông Lê Hoàng Quân nói.
Việt Nam đã đối thoại ở nhiều mức độ với Trung Quốc để phản đối mạnh mẽ việc nước này đưa giàn khoan hạ đặt trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, nhưng phía Trung Quốc vẫn điều thêm nhiều tàu và máy bay đến khu vực.
Khao khát nguồn tài nguyên dầu khí và các tuyến hàng hải quan trọng là động lực khiến Trung Quốc không ngừng có các hành động bành trướng tại Biển Đông, nhưng tham vọng này chỉ gây trở ngại cho việc hợp tác phát triển trong khu vực.
"Chồng thuộc lực lượng chấp pháp trên biển, nên chủ quyền Tổ quốc bị đe dọa là lên đường thôi. Vợ con phải là hậu phương vững vàng để các anh yên tâm làm nhiệm vụ", chị Nguyễn Thị Hằng, vợ anh Lê Văn Xiêm kiểm ngư viên tàu 770, nhắn nhủ.
Yêu nước, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép là chính đáng, tuy nhiên cần xử lý nghiêm những người lợi dụng để làm trái pháp luật, Thủ tướng chỉ đạo.
Nhà Trắng hôm qua cho biết căng thẳng trên Biển Đông xung quanh việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu trái phép trên thềm lục địa Việt Nam cần được giải quyết bằng đối thoại chứ không phải bằng đe dọa.
Nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức các cuộc mít tinh ôn hòa phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Thay vì ngăn cản tàu Việt Nam ở vị trí cách giàn khoan 8-10 hải lý như trước, ngày 14/5, tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan bằng việc tập trung tàu ở cự ly 6,5 hải lý.