Cho rằng tàu Trung Quốc cố ý đâm để hủy hoại tài sản và gây thương tích cho ngư dân Việt Nam, bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 TS cho biết sẽ quyết tâm đưa vụ việc ra tòa.
"Họ đâm vào bên phải rồi lại đâm vào bên trái của chúng tôi. Con thuyền bị lật. Cả 10 thuyền viên phải bơi khoảng 10 phút thì được cứu", ông Đặng Văn Nhân, thuyền trưởng của tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm đầu tuần trước, kể với CNN.
Người Việt ở nước ngoài tiếp tục xuống đường tuần hành và ủng hộ đất nước về vật chất lẫn tinh thần, một tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
Theo tư liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm công bố sáng 3/6, cuốn sách giáo khoa của Trung Quốc xuất bản năm 1912 thể hiện biên giới nước này chỉ tới đảo Hải Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông, nhận định rằng Trung Quốc sẽ không xuống thang ở Hoàng Sa trong ngắn hạn, vẫn tiếp tục hành động gây căng thẳng trong khi mô tả mình như là nạn nhân.
Thư ký Bộ Quốc phòng Australia Dennis Richardson cho rằng nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông là có thật, dù không nước nào muốn điều đó xảy ra.
Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng quanh các tranh chấp lãnh thổ khu vực và cuộc đối đầu địa chính trị ở châu Á-Thái Bình Dương, Đối thoại Shangri-La 13 đã chứng kiến những màn tranh cãi nảy lửa nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Với một loạt tranh chấp đang diễn ra ở châu Á - Thái Bình Dương, đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua là nơi các bên tỏ rõ sự thách thức tầm nhìn chiến lược của nhau qua những ngôn từ quyết liệt.
Bất chấp việc Trung Quốc điều 5 phi cơ chiến đấu lượn nhiều vòng ở khu vực hạ đặt giàn khoan cùng số lượng lớn tàu bảo vệ, gần 50 tàu cá của Việt Nam vẫn tổ chức đánh bắt hải sản, đấu tranh đòi ngư trường.