Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng bất hợp pháp cơ sở lớn nhất của nước này ở quần đảo Trường Sa thành một hòn đảo nhân tạo với cả đường băng và hải cảng, nhằm tăng cường sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Bất chấp thiện chí từ phía Việt Nam, Trung Quốc liên tiếp có hành vi ngang ngược khi ngày 7/6 một tàu kiểm ngư của Việt Nam đã bị hư hỏng do bị tàu của Trung Quốc đâm trực diện.
Sự hỗ trợ tối đa về an ninh biển mà Thủ tướng Nhật cam kết dành cho Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng hiện nay không chỉ là cung cấp tàu tuần tra, mà còn có thể mạnh mẽ hơn, hướng đến việc đào tạo, huấn luyện, các chuyên gia dự đoán.
"Với niềm tự hào và phẩm giá dân tộc, chúng ta không chấp nhận đánh đổi độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì và không chấp nhận bất kỳ hình thức đe dọa, áp đặt nào", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Phóng viên CNN Euan McKirdy ghi lại cảnh tượng đối đầu nguy hiểm với tàu Trung Quốc và cả những hình ảnh giản dị của Cảnh sát Biển Việt Nam trong những ngày tác nghiệp trên vùng biển Hoàng Sa.
Phái đoàn Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ hôm qua gửi công hàm lần hai cho đại diện thường trực các nước và tổ chức quốc tế, nhằm phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 và các hoạt động gây hấn của tàu thuyền nước này.
Trung Quốc yêu cầu nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 không can thiệp vào tình hình Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả những hành động chống lại tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đăng kiến nghị lên trang web Nhà Trắng, phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông và đề nghị Mỹ gây sức ép để Trung Quốc lập tức rút giàn khoan về nước.
Indonesia hôm qua đề nghị các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp đặc biệt trước thềm Hội nghị Bộ trưởng để đánh giá tình hình căng thẳng gần đây trên Biển Đông.