Bắc Kinh muốn đẩy mạnh và làm rõ học thuyết an ninh của họ tại diễn đàn quốc phòng châu Á, trong khi Nhật tuyên bố sẽ có vai trò lớn hơn đối với an ninh khu vực, như một đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á, nơi một số nước đang có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Dù bị ngăn cản quyết liệt, lực lượng kiểm ngư hôm nay tiếp cận vị trí cách giàn khoan 2,8 hải lý để yêu cầu Trung Quốc rút khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bắc Kinh một lần nữa đổ lỗi cho Washington về những bất ổn trên Biển Đông sau khi hàng loạt quan chức cấp cao Mỹ lên án thói ứng xử ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển này.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á khai mạc hôm nay tại Singapore.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin các lãnh đạo Trung Quốc quyết định triển khai giàn khoan dầu trên Biển Đông từ đầu năm nay, bất chấp những hậu quả ngoại giao có thể xảy ra.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hôm qua trả lời phỏng vấn trên kênh CNN, phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan và yêu cầu nước này chấm dứt hành động vô nhân đạo khi đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Bà Catherine Ashton, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông hiện nay, trong cuộc điện đàm với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hôm qua.
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy vừa đăng bài trên mục ý kiến của báo lớn nhất nước này, bác bỏ những quan điểm xuyên tạc mà đại sứ quán Trung Quốc đưa ra về công thư 1958.
Phóng viên CNN Euan McKirdy có mặt trên một con tàu của cảnh sát biển Việt Nam ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép gần Hoàng Sa. McKirdy thuật lại sự nguy hiểm của cuộc đối đầu ở nơi ông mô tả là điểm nóng nhất thế giới về tranh chấp chủ quyền biển.